Răng hô liệu có xấu không? Những thói quen nào gây nên tình trạng răng hô, và phải điều trị răng hô như thế nào cho đẹp? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Các thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều đến răng miệng của bệnh nhân. Thông thường thời gian tác động của các thói quen xấu này kéo dài rất lâu mà bệnh nhân không biết, có khi bệnh nhân biết mà không tự sửa chữa được.
Răng hô có xấu không? Răng hô không những gây mất cân đối cho khuôn mặt mà còn gây sai lệch cho khớp cắn gây nhiều bất tiện trong ăn uống. Việc rèn luyện để thay đổi một thói quen xấu cho trẻ em rất khó cần phải có sự can thiệp của cha mẹ. Khi trẻ đã lớn, hàm răng bị lệch lạc, nếu có chỉnh hình răng mà không bỏ thói quen xấu thì sau một thời gian, hàm răng sẽ bị lệch lạc trở lại như cũ.
* Tật thở miệng:
Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng.
Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô , cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẩu ra , khớp cắn sâu và cắn hở (open bite), nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được.
Thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường (polycaries), vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh và trầm trọng hơn.
Hàm tiền chỉnh nha giúp cho trẻ cắn hai hàm lại khi ngủ và không thở miệng được. Nếu phát hiện sớm tật thở miệng có thể điều chỉnh được lệch lạc của hàm răng. Tuổi tốt nhất để chỉnh thói quen xấu này là từ 9 tuổi đến 15 tuổi. Nếu răng của trẻ đã lệch lạc nhiều thì phải cho trẻ đeo khí cụ chỉnh nha và sau khi đã
niềng răng hô rồi cũng phải đeo hàm trainer để duy trì.
* Tật đẩy lưỡi: (Tongue thrusting)
Tật đẩy lưỡi cũng giống như thở miệng, bệnh nhân không biết mình có tật đẩy lưỡi và thường chỉ do các BS RHM khám và phát hiện. Bình thường lưỡi của bệnh nhân luôn luôn thụt về phía sau , khi hai hàm răng cắn lại, và khi nuốt nước bọt, lưỡi co rút lại phía sau là bình thường. Ở bệnh nhân có thói quen đẩy lưỡi: lúc nào bệnh nhân cũng để lưỡi chen giữa hai hàm răng, và khi nuốt nước miếng thay vì lưỡi rút vào trong thì ngược lại lưỡi đẩy về trước.
Lực đẩy của lưỡi rất mạnh, do đó nếu thói quen xấu này tồn tại, nhóm răng cửa sẽ bị đẩy về phía trước, bệnh nhân sẽ bị vẩu cả hai hàm, cắn hở nhóm răng cửa và muốn cắn phía trước sẽ không được, thí dụ cắn hột dưa, bệnh nhân phải dùng răng trong mới cắn được.
Điều trị:
Khi đi khám RHM, BS phải chú ý đến tật đẩy lưỡi và báo cho cha mẹ của trẻ biết vì nhiều người đã trưởng thành rồi mà vẫn không biết mình có tật đẩy lưỡi. Nếu hậu quả của tật đẩy lưỡi không trầm trọng thì nó chỉ gây nên khớp cắn hở, không bị lệch lạc răng nhiều thì không cần phải mang khí cụ chỉnh hình răng mà chỉ cần cho bệnh nhân đeo hàm tiền chỉnh nha (hàm trainer).
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
niềng răng hô mất bao lâu
chi phí làm nẹp răng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét